Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh hiện nay (Quang Ninh University of Industry), tiền thân của trường là trường Kỹ thuật Trung cấp Mỏ, được thành lập ngày 25/11/1958 theo Quyết định số 1630 / BCN của Bộ Công nghiệp, địa điểm tại thị xã Hồng Gai (nay là thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh). Năm học 1990 – 1991, Trường được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao cho nhiệm vụ đào tạo thí điểm Kỹ thuật viên cấp cao, tiếp sau Bộ Năng lượng (khi đó) giao nhiệm vụ đào tạo kỹ sư ngắn hạn hai chuyên ngành Khai thác mỏ và Cơ điện mỏ. Nhiều sinh viên tốt nghiệp các lớp đại học này đang là những cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt của các doanh nghiệp của Tập đoàn công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam. Sau chặng đường dài kiên trì phấn đấu, ngày 24/7/1996, tại Quyết định số 479/ TTg, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định nâng cấp Trường thành Trường Cao đẳng Kỹ thuật Mỏ, đào tạo các ngành kỹ thuật- công nghệ từ bậc Cao đẳng trở xuống.đặc biệt vinh dự cho CB, GV, NV của Nhà trườnglà ngày 25/12/2007 được Thủ tướng chính phủ ký Quyết định số: 1730/Qđ-TTg nâng cấp trường cao đẳng kỹ thuật mỏ thành trường Đại chọc công nghiệp Quảng Ninh
Trải qua 50 năm hoạt động đào tạo, phấn đấu và phát triển, Nhà trường đã đào tạo gồm 50.000 cán bộ và công nhân kỹ thuật, bồi dưỡng trên 1000 cán bộ chỉ huy sản xuất phục vụ cho 38 tỉnh, thành phố và nhiều bộ, ngành; sản xuất gần một triệu tấn than, đào trên 10.000 mét lò, khoan trên 8000 mét sâu, đo vẽ hàng vạn ha cho các tỉnh, ...
Nhà trường đã lập được nhiều thành tích xuất sắc trong công tác giáo dục - đào tạo, đã được Đảng và Nhà nước tặng nhiều phần thưởng cao quí: 01 Huân chương Độc lập hạng hai; 01 Huân chương Độc lập hạng Ba; 01 Huân chương Lao động hạng Nhất; 01 Huân chương Lao động hạng Nhì; 02 Huân chương Lao động hạng Ba; 01 Huân chương kháng chiến hạng Ba; Cờ thưởng luân lưu của Hội đồng Bộ trưởng; Cờ Nguyễn Văn Trỗi của Trung ương Đoàn; 02 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; Nhiều bằng khen của cấp Bộ, Tỉnh và tương đương;Nhiều năm liền được công nhận là trường Tiên tiến xuất sắc của Bộ, Tỉnh; 5 Nhà giáo ưu tú...
Hiện nay trường có 453 cán bộ, giảng viên, công nhân viên chức, trong đó số giảng viên cơ hữu là 257 người với trình độ như sau:
+ Sau đại học: 132 người (gồm GS, PGS, TS, TSKH, NCS, thạc sĩ, cao học) chiếm tỷ lệ 51,3% trên tổng số giảng viên, trong đó tiến sĩ 16 người.
+ Kỹ sư, cử nhân khoa học: 125 người chiếm 48,7%).
+ Có 41 giảng viên đã tốt nghiệp và tu nghiệp ở nước ngoài có nền công nghiệp phát triển.
Cơ sở vật chất và kết cấu hạ tầng phục vụ cho đào tạo:
Cơ sở 1: Yên Thọ – Đông Triều - Quảng Ninh và Cơ sở 2 (Trụ sở chính): Minh Thành, Yên Hưng, Quảng Ninh.
Cơ sở 1: có diện tích đất sử dụng 10,27 ha, với hệ thống giao thông trong khu vực Trường thuận lợi và đã được đầu tư nâng cấp.
Khu vực giảng đường có 80 phòng học lý thuyết đảm bảo tiêu chuẩn, 21 phòng học chuyên dùng, trong đó có 03 phòng thực hành tin học với trên 400 máy tính hoạt động. Hệ thống mạng nội bộ đã được nối kết đến từng đơn vị; sử dụng phần mềm quản lý đào tạo do Trường tự xây dựng và quản lý. Trường có Website riêng, được cập nhật thông tin thường xuyên. Nhà trường có cổng truy cập mạng Internet tốc độ cao ADSL được nối vào mạng nội bộ cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên và sinh viên truy cập hàng ngày.
Khu xưởng cơ khí- cơ điện có đủ các ban để phục vụ thực hành rèn nghề tại trường.
Khu giáo dục thể chất gồm 2 sân bóng đá đảm bảo quy chuẩn.
Nhà rèn luyện thể chất có 1 sân bóng chuyền, 4 bàn bóng bàn và 4 sân cầu lông đúng tiêu chuẩn Quốc gia.
Nhà giáo dục truyền thống diện tích sàn 416 m2.
Trung tâm Thông tin- Thư viện: sử dụng thường xuyên trên 3500 đầu sách, với gần 40.000 bản sách, được bố trí trong toà nhà 3 tầng với diện tích sử dụng là 1.475 m2, với 20 phòng chuyên dùng có trang thiết bị tiên tiến, hiện đại.
Hội trường lớn trên 300 ghế có trang thiết bị hiện đại; sân xem biểu diễn nghệ thuật ngoài trời sức chứa 5000 chỗ ngồi.
Ký túc xá khép kín, có đủ tiện nghi, phục vụ hơn 1.500 học sinh, sinh viên ở nội trú.
Cơ sở 2: dự kiến là trụ sở chính của Nhà trường dùng để phục vụ cho công tác đào tạo đại học và sau đại học với diện tích đất được sử dụng là 50ha, gồm nhiều hạng mục công trình với dự án đó đã được Chính Phủ phê duyệt với tổng mức đầu tư từ năm 2007 đến năm 2025 là 801 tỉ đồng.
GIỚI THIỆU VỀ MÔ HÌNH ĐÀO TẠO CỦA NHÀ TRƯỜNG:
Để đào tạo được người cán bộ kỹ sư công nghệ ứng dụng có chất lượng, cần phải chọn được mô hình đào tạo phù hợp nhất. Định hướng chung chỉ đạo mô hình đào tạo của Nhà trường là: “gồm kết hợp đào tạo với sản xuất, đào tạo có địa chỉ; dào tạo với công tác thực nghiệm và nghiên cứu khoa học Coi trọng bồi dưỡng ý thức tự giác trong học tập, năng lực tự học, tự nghiên cứu, phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành, rèn luyện óc phân tích, tiếp nhận kiến thức có phê phán, tạo điều kiện cho người học tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng”, để có thể nhanh chóng thích ứng với môi trường làm việc sau khi tốt nghiệp. Cụ thể là:
Kết hợp trang bị học vấn, khả năng tư duy với nâng cao năng lực thực hành các kỹ năng trong quá trình học tập cho sinh viên.
Kết hợp phương pháp đào tạo tiên tiến với các phương tiện, thiết bị thực hành, thí nghiệm hiện đại và phương pháp đào tạo truyền thống.
Kết hợp đào tạo tại trường với đào tạo và thực tập tại các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp và các viện nghiên cứu. Liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp, các viện và các trường đại học để tận dụng các nguồn giáo viên, thiết bị hiện đại, nguồn tài chính để phục vụ cho nghiên của và dào tạo của trường.
Kết hợp giáo dục đào tạo theo chương trình chính khoá với giáo dục đào tạo ngoại khoá.
Kết hợp đào tạo nguồn nhân lực và sản xuất kinh doanh phục vụ trực tiếp như của các doanh nghiệp, nhu của phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, nâng cao chất lượng và khả năng thương mại của sản phẩm khoa học và công nghệ.
Bảo đảm các điều kiện cần thiết để sinh viên tự học, tự nghiên cứu.
Mô hình đào tạo mà Trường đại học Công nghiệp Quảng Ninh lựa chọn là mô hình phù hợp với xu hướng phát triển chung của các nước công nghiệp, tiên tiến và của nền giáo dục đại học Việt Nam đang trên đà đổi mới, đào tạo ra đội ngũ lao động đáp ứng thị trường lao động trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước .
NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG CƠ BẢN ĐỂ PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN TIẾP THEO :
- Kiện toàn Bộ máy quản lí tổ chức nhân sựcủa trường cho phù hợp với tiêu chuẩn quy định hiện hành theo Điều lệ trường đại học đối với cán bộ quản lí các cấp và đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển của Nhà trường .
- Xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý và kế hoạch triển khai cụ thể theo Quyết định số 121/2007/ QĐ- TTg ngày 27/7/2007 về Chiến lược phát triển Giáo dục- đào tạo 2007 – 2020, Quyết định số 2368/QĐ-BGDĐT ngày 9/5/2007 và khả năng của Trường, quy định đội ngũ nhà giáo bậc Cao đẳng, Đại học theo tỷ lệ 15 SV/ 1GV, số giảng viên đạt trình độ thạc sỹ và tiến sỹ ít nhất 50%; đội ngũ nhà giáo bậc Trung cấp và Công nhân kỹ thuật theo tỷ lệ 25 HS/1 GV.
- Tăng cườngxây dựng, phát triển và bồi dưỡng đội ngũ giảng viên có trình độ sau đại học cả về số lượng, chất lượng và coi dú là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách và thường xuyên của Trường.
- Đẩy mạnh công tác hoạt động nghiên cứu khoa học nhằm phục vụ nâng cao chất đội ngũ giảng viên, đào tạo thạc sỹ và nghiên cứu sinh; phục vụ nâng cao chất lượng đào tạo, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các mỏ nhỏ của Trường, thực hiện chuyển giao công nghệ và tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương trong phát triển khoa học công nghệ, kinh tế - xã hội.
- Tang cường cải tạo, nâng cấp, bổ sung cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị, phương tiện dạy học cho các phòng học, phòng thí nghiệm, thực hành đáp ứng yêu cầu của cấp đào tạo đại học. Đồng thời hoàn thiện nội dung, chương trình đào tạo theo hướng tiên tiến và hiện đại để nâng cao chất lượng đào tạo.