Chi tiết địa điểm
Hội gia sư
Hội gia sư

Đại học Xây dựng Miền Tây


TP. Vĩnh Long - Vĩnh Long

Hội gia sư
Số lần xem: 1889 lượt

TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG MIỀN TÂY

Vươn lên từ nền móng vững chắc

 

Ngày 6 tháng 9 năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 1528/TTg thành lập Trường Đại học Xây dựng Miền Tây thuộc Bộ Xây dựng trên cơ sở nâng cấp Trường Cao đẳng Xây dựng Miền Tây. Trường ĐHXD Miền Tây là trường đại học công lập nằm trong mạng lưới các trường đại học, cao đẳng thuộc hệ thống giáo dục quốc dân nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Trường chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục - đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chịu sự quản lý điều hành trực tiếp của bộ chủ quản là Bộ Xây dựng và chịu sự quản lý về lãnh thổ của UBND tỉnh Vĩnh Long.

Tên tiếng Việt: Trường Đại học Xây dựng Miền Tây

 

Nhà tổng hợp 9 tầng

Trường ĐH Xây dựng Miền Tây

Tên tiếng Việt viết tắt: ĐHXDMT

Tên tiếng Anh: MienTay Construction University

Tên tiếng Anh viết tắt: MTU

1. Địa điểm đặt trường

- Trụ sở: 20B Phó Cơ Điều, Phường 3, Tp.Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long.

- Điện thoại: 070.3823657 - 3825903 - 3826087

- Fax: 070.3827457

- Website: www.mtu.edu.vn

2. Truyền thống 35 đào tạo của nhà trường:

- Những kết quả đạt được trong gần 35 năm hoạt động của nhà trường (tính đến tháng 5 năm 2011):

• Trong lĩnh vực đào tạo

- Đào tạo CB kỹ thuật bậc trung cấp : 8.116 HS

- Đào tạo CN cao đẳng KT và kinh tế XD : 1.435 SV

- Đào tạo Trung cấp nghề : 1.632 HS

- Liên kết đào tạo đại học tại trường : 2.915 SV

• Trong công tác bồi dưỡng, đào tạo ngắn hạn:

- Bồi dưỡng nghiệp vụ xây dựng : 2.545 HV

- Bồi dưỡng thi nâng bậc cho công nhân XD : 8.769 HV

- Đào tạo cấp chứng chỉ Tin học, Anh văn A, B: 4.431 HV

• Công tác nghiên cứu khoa học: Nhà trường đã tập trung nghiên cứu trong một số lĩnh vực sau:

- Đổi mới nội dung chương trình đào tạo.

- Biên soạn giáo trình giảng dạy các môn học thuộc chuyên ngành đào tạo của trường.

- Cải tiến phương pháp giảng dạy (dạy học tích cực, lấy học sinh, sinh viên làm trung tâm).

- Công tác quy hoạch, thiết kế và phương pháp xây dựng phù hợp với khí hậu, địa chất, thuỷ văn ... đồng bằng sông Cửu Long.

- Cải tiến công tác quản lý giáo dục học sinh, sinh viên khi chuyển sang đào tạo theo tín chỉ.

- Thiết kế, chế tạo đồ dùng dạy học.

Nguồn nhân lực của trường đào tạo đã đóng góp đáng kể vào xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

• Kết quả thi đua khen thưởng:

Nhà trường đã được khen tặng nhiều phần thưởng cao quý của Nhà nước, Chính phủ, các bộ, ban ngành trung ương và địa phương:

- Năm 1997 được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba.

- Năm 2002 được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì.

- Năm 2007 được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất.

- Trường đã được tặng cờ thưởng luân lưu của Chính phủ, nhiều bằng khen cùng các danh hiệu khác của Bộ Xây dựng, Bộ Giáo dục và Đào tạo, và UBND Tỉnh Vĩnh Long.

- Đảng bộ của Trường nhiều năm được công nhận " Đảng bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu".

- Công đoàn, Đoàn Thanh niên nhà trường liên tục được công nhận đơn vị hoạt động xuất sắc.

3. Mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ

3.1. Mục tiêu thành lập Trường Đại học Xây dựng Miền Tây

Trường Đại học Xây dựng Miền Tây được thành lập sẽ là cơ sở giáo dục và đào tạo công lập trong hệ thống các trường đại học và cao đẳng Việt Nam. Nhằm cung cấp cho các tỉnh trong khu vực và cả nước nguồn nhân lực ngành Xây dựng và các ngành kinh tế khác có chất lượng ở trình độ đại học để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hướng đến xây dựng, phát triển nhà trường một cách toàn diện để đến năm 2050 trở thành trường đại học đa ngành ngang tầm khu vực Đông Nam Á.

3.2. Chức năng, nhiệm vụ của Trường Đại học XD Miền Tây

Trường Đại học Xây dựng Miền Tây có chức năng, nhiệm vụ là đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ngành Xây dựng và các ngành kinh tế khác có trình độ bậc đại học phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội khu vực đồng bằng sông Cửu Long cả nước; Tổ chức nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và hợp tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn theo quy định của Luật Giáo dục Việt Nam. Giáo dục người học một cách toàn diện, đáp ứng được chất lượng nguồn nhân lực ngành Xây dựng và các lĩnh vực kinh tế khác phục vụ phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế, theo mục tiêu của Luật Giáo dục. Triết lý giáo dục của nhà trường là hướng đến người học và đáp ứng nhu cầu xã hội.

4. Dự kiến ngành nghề và quy mô đào tạo:

4.1. Ngành, nghề đào tạo:

Giai đoạn 2011-2015 trường sẽ tổ chức đào tạo trình độ đại học cho 06 ngành. Đây là những ngành trường đang đào tạo ở bậc cao đẳng, đồng thời cũng là những ngành đang có nhu cầu của người học và nhu cầu sử dụng của xã hội. Các ngành đó là:

a. Giai đoạn 1 (2011-2015)

Lộ trình mở ngành như sau:

- Năm 2011: Mở 03 ngành:

1) Công nghệ Kỹ thuật Công trình Xây dựng;

2) Kiến trúc công trình;

3) Công nghệ Kỹ thuật Tài nguyên nước.

- Năm 2012: Mở thêm 02 ngành:

4) Công nghệ Kỹ thuật Giao thông;

5) Quy hoạch vùng và Đô thị.

- Năm 2013: Mở thêm 01 ngành

6) Quản lý xây dựng.

Dự kiến tuyển sinh giai đoạn 2011-2015

Đơn vị tính: HSSV

Năm tuyển sinh và số lượng
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
Bậc Đại học
 
 
200
350
450
550
600
1. Công nghệ Kỹ thuật Công trình Xây dựng
 
 
100
150
200
250
300
2. Công nghệ Kỹ thuật Giao thông
 
 
 
50
50
100
100
3. Công nghệ Kỹ thuật Tài nguyên nước
 
 
50
50
50
50
50
4. Kiến trúc công trình
 
 
50
50
50
50
50
5. Quy hoạch vùng và Đô thị
 
 
 
50
50
50
50
6. Quản lý xây dựng
 
 
 
 
50
50
50
Bậc Cao đẳng
800
800
850
900
900
900
900
1. Công nghệ Kỹ thuật Công trình Xây dựng
700
650
600
600
600
600
600
2. Công nghệ Kỹ thuật Giao thông
 
 
50
100
100
100
100
3. Công nghệ Kỹ thuật Kiến trúc
 
 
50
50
50
50
50
4. Quản lý đô thị
 
 
50
50
50
50
50
5. Công nghệ Kỹ thuật Tài nguyên nước
50
50
50
50
50
50
50
6. Kế toán
50
100
50
50
50
50
50
Bậc Trung cấp CN
700
500
600
600
600
600
600
1. Xây dựng DD & CN
600
400
400
400
400
400
400
2. Xây dựng cầu đường
 
 
50
50
50
50
50
2. Quản lý đô thị
 
 
50
50
50
50
50
3. Cấp thoát nước
50
50
50
50
50
50
50
4. Kế toán
50
50
50
50
50
50
50
Bậc Trung cấp nghề
200
200
200
200
200
200
200
Cộng
1.700
1.500
1.850
2.050
2.150
2.250
2.300

 

 

b. Giai đoạn 2 (2016-2020):

 

Nhà trường tiếp tục triển khai đào tạo các ngành học mới căn cứ vào: Nhu cầu về nguồn nhân lực của xã hội; điều kiện về đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất để đào tạo theo đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4.2. Quy mô đào tạo:

Trường Đại học Xây dựng Miền Tây xác định quy mô đào tạo căn cứ vào nhu cầu nguồn nhân lực của ngành Xây dựng, nhu cầu của người học và nhu cầu xã hội của khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Trên cơ sở đáp ứng được về điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật và đội ngũ giảng viên để phục vụ đào tạo, đảm bảo chất lượng đào tạo.

Dự kiến sau khi được thành lập trường sẽ tuyển sinh đào tạo đại học từ năm 2011, các năm sau quy mô đào tạo sẽ tăng bình quân 10%. Cùng với đào tạo bậc đại học trường tiếp tục đào tạo bậc cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề với quy mô hợp lý để cung cấp nguồn nhân lực cho ngành Xây dựng ở khu vực.

Biểu 4. Dự kiến quy mô đào tạo 2010-2015

Đơn vị tính: HS,SV

                            Năm

Bậc đào tạo

2010

2011

2012

2013

2014

2015

Đại học

 

200

550

1.000

1.550

2.150

Cao đẳng

2.400

2.450

2.550

2.650

2.700

2.700

Trung cấp

1.300

1.100

1.200

1.200

1.200

1.200

Trung cấp nghề

350

300

300

300

300

300

Tổng cộng

4.050

4.050

4.600

5.150

5.750

6.350

             Sau khi việc đào tạo trình độ đại học của trường đã đi vào ổn định, nhà trường sẽ tiếp tục mở rộng ngành đào tạo và tăng thêm các loại hình đào tạo khác: Đào tạo liên thông ở các bậc học, đào tạo không chính quy… Phấn đấu tuyển sinh hằng năm tăng khoảng 10% để đến năm 2020 quy mô của trường có khoảng 10.000 học sinh- sinh viên, trong đó có khoảng 5.000 sinh viên đại học, còn lại các trình độ thấp hơn sẽ duy trì như hiện nay.

5. Dự kiến Cơ cấu tổ chức quản lý của trường:

5.1. Ban giám hiệu:

- Hiệu trưởng, thực hiện chế độ thủ trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Xây dựng về toàn bộ hoạt động của trường theo Pháp luật, theo Điều lệ trường đại học và theo Quy chế hoạt động của Trường Đại học Xây dựng Miền Tây;

- Các Phó hiệu trưởng giúp việc Hiệu trưởng theo chức trách, nhiệm vụ của các lĩnh vực phụ trách được phân công;

5.2. Các phòng chức năng:

1) Phòng Đào tạo;

2) Phòng Tổ chức - Hành chính;

3) Phòng Tài chính - Kế toán;

4) Phòng Chính trị và Công tác sinh viên;

5) Phòng Nghiên cứu khoa học và Hợp tác quốc tế;

6) Phòng Quản trị - Thiết bị;

7) Phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục;

8) Ban Thanh tra giáo dục;

5.3. Các khoa, bộ môn trực thuộc trường:

1) Khoa Cơ bản;

2) Khoa Xây dựng;

3) Khoa Kiến trúc;

4) Khoa Quy hoạch Đô thị;

5) Khoa Hạ tầng đô thị;

6) Khoa Lý luận Chính trị;

7) Khoa Giáo dục thể chất;

8) Khoa Kinh tế;

9) Khoa đào tạo Nghề;

10) Bộ môn Ngoại ngữ;

5.4. Các trung tâm nghiên cứu khoa học, dịch vụ

1) Trung tâm Tin học - Ngoại ngữ;

2) Trung tâm Tư vấn Xây dựng;

3) Trung tâm Thông tin - Thư viện;

4) Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ xây dựng;

5) Trung tâm Kiểm định chất lượng xây dựng ;

6) Trung tâm Hỗ trợ sinh viên;

7) Trạm Y tế;

5.5. Các tổ chức đảng, đoàn thể

- Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam: Đảng bộ trực thuộc Đảng ủy Khối các Cơ quan Tỉnh Vĩnh Long;

- Công đoàn trường trực thuộc Công đoàn Xây dựng Việt Nam;

- Đoàn trường trực thuộc đoàn Khối các Cơ quan Tỉnh Vĩnh Long;

- Hội Sinh viên trường trực thuộc Hội Sinh viên Tỉnh Vĩnh Long;

- Hội cự chiến binh trực thuộc Hội cựu chiến binh thành phố Vĩnh Long.

Các tổ chức đảng, đoàn thể hoạt động theo khuôn khổ của Hiến pháp, Pháp luật, điều lệ của các tổ chức và chịu sự lãnh đạo toàn diện của tổ chức Đảng trong nhà trường.

6. Cơ sở vật chất Trường Đại học Xây dựng Miền Tây:

Trường Đại học Xây dựng Miền Tây được thừa hưởng toàn bộ diện tích đất, các tài sản trên đất và toàn bộ trang thiết bị kỹ thuật, khoa học-công nghệ của Trường Cao đẳng Xây dựng Miền Tây để tiếp tục phục vụ đào tạo đại học, cao đẳng, trung cấp, dạy nghề chuyên ngành Xây dựng để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực ngành Xây dựng cho các tỉnh, thành ở đồng bằng sông Cửu Long.

Trường Đại học Xây dựng Miền Tây đóng tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long nằm ở trung tâm của vùng Tây Nam bộ. Từ TP Hồ Chí Minh có Quốc lộ 1 nối liền với các tỉnh Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau; Từ Vĩnh Long đi các tỉnh Trà Vinh, Bến Tre, An Giang và Kiên Giang cũng rất thuận tiện. Vị trí địa lý được xem là thuận lợi để xây dựng, phát triển giáo dục đại học ngành Xây dựng cho toàn vùng. Tổng diện tích đất được UBND tỉnh Vĩnh Long giao quyền sử dụng đất lâu dài cho trường là: 107.245m2 ở hai cơ sở đường Phó Cơ Điều, Phường 3, TP Vĩnh Long.

a. Cơ sở hiện nay: Đang đào tạo (số 20B Phó Cơ Điều, phường 3, Tp Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long) có diện tích 35.118 m2, đào tạo Cao Đẳng, trung cấp, trung cấp nghề, sơ cấp nghề các nghề xây dựng với qui mô 6.350 học sinh sinh viên chính qui; bồi dưỡng cán bộ, công nhân, tin học, ngoại ngữ và liên kết đào tạo đại học. Sử dụng cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện có để giảng dạy, phục vụ giảng dạy và học tập. Hơn 30 năm qua, Trường đã được nhà nước đầu tư xây dựng nhiều giai đoạn: xây dựng Trường Trung học xây dựng số 8, xây dựng nâng cấp Trường Cao đẳng Xây dựng Miền Tây, xây dựng nâng cấp Trường Đại học xây dựng Miền Tây trên cơ sở Trường Cao đẳng Xây dựng Miền Tây. Đến nay, cơ sở vật chất hiện có tại cơ sở I của Trường cũng đã đủ đáp ứng yêu cầu đào tạo đại học của Trường:

Diện tích sử dụng và giá trị các hạng mục công trình hiện có

TT

Hạng mục

công trình

Năm xây dựng

Số tầng

Diện tích sàn

(m2)

Nguyên giá

(triệu đ)

Giá trị

còn lại(%)

Giá quy đổi về năm 2009

(triệu đ)

I.

KHU HỌC TẬP VÀ LÀM VIỆC

 

1

Khu làm việc (nhà D)

1998

2

1.151

1.607

70

3.246,97

2

Nhà A: 8 phòng học+1 phòng LAB

2003

3

2.121

3.061

82

7.009

3

Nhà B: 10 phòng học+ 1 hội trường

1988

4

2.590

2.590

45

4.697

4

Nhà C: 6 phòng học+6 phòng máy vi tính

2003

4

1.992

3.071

82

6.582,7

5

Nhà H: phòng học+ họa thất

2008

9

8.761

35.378

98

41.237

6

Nhà E: 2 phòng thí nghiệm+thư viện

1998

3

1.295

3.070,86

70

3.653

7

Xưởng thực hành

2008

1

893

1.100

50

700

II

KHU NỘI TRÚ

1

Ký túc xá 1

2001

5

2.105

4,628

77

6.252

2

Ký túc xá 2

2007

5

2.105

6.306

95

8.059

4

Ký túc xá (nhà Z)

1985

2

930

0,95

37

1.386,72

5

Nhà ăn sinh viên

2009

1

350

550

 

550

III

VẬT KIẾN TRÚC KHÁC, THIẾT BỊ

1

Bãi tập thể thao, Sân, đường, hàng rào, cây cảnh,...

 

 

7.073

3.529

 

3.529

2

Thiết bị

 

 

 

 

 

12.472

TỔNG CỘNG

99.374,39

Tổng diện tích sàn hiện có: 25.846 m2

Trong đó diện tích mặt bằng đã xây dựng: 12.637 m2
Giá trị các công trình hiện có: 99,374.390 tỷ đồng

• Trang thiết bị kỹ thuật :

Thành lập từ năm 1976, Trường đã được Bộ Xây dựng đầu tư xây dựng đến nay đã trải qua 3 giai đoạn:

Giai đoạn I: đầu tư xây dựng Trường Trung học Xây dựng số 8 (từ năm 1976-1999): 7,1 tỷ đồng.

Giai đoạn II : đầu tư xây dựng Trường Cao đẳng Xây dựng Miền Tây (giai đoạn 2000-2004): 14,5 tỷ đồng.

Giai đoạn III: đầu tư xây dựng Trường Đại học Xây dựng Miền Tây (giai đoạn 2006-2009 và bổ sung mở rộng): 61,36 tỷ đồng.

Ngoài kinh phí xây dựng cơ bản, các nguồn vốn bổ sung từ kinh phí đào tạo, học phí của sinh viên, hàng năm Trường đều được Bộ Xây dựng cấp kinh phí thực hiện các Chương trình mục tiêu, trang bị các thiết bị giảng dạy, thí nghiệm, thực hành thực tập như bàn ghế học sinh, máy vi tính, projector, đèn chiếu, máy thí nghiệm kéo nén vật liệu xây dựng, các máy móc phục vụ thực hành, thực tập ngành xây dựng...

Tổng giá trị thiết bị hiện có của trường là 12,472 tỷ đồng bao gồm:

Các thiết bị này được bố trí cho các xưởng thực hành, phòng thí nghiệm, phòng hoạ thất, phòng vi tính, phòng học chuyên đề, phòng LAB...

• Thư viện:

Thư viện của trường hiện có diện tích 796 m2 với hơn 1635 đầu sách, 19.448 bản sách, tạp chí chuyên ngành, loại báo. Nhà trường đã lắp đặt cho thư viện hệ thống máy tính kết nối Internet để sinh viên có thể truy cập tài liệu, như vậy đạt được 5 đầu sách/1SV, phục vụ tương đối đầy đủ nhu cầu nghiên cứu, học tập cho cán bộ giáo viên và hoc sinh, sinh viên.

• Chương trình, tài liệu, giáo trình giảng dạy:

Căn cứ vào Chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Quy chế đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp, Quy chế đào tạo Đại học và Cao đẳng, Trường đã nghiên cứu đề xuất phương án, cải tiến đổi mới nội dung các chương trình đào tạo, với phương châm lược bỏ những nội dung không còn cần thiết, đưa vào những nội dung mới phù hợp với trình độ công nghệ xây dựng hiện nay, từng bước chuyển dần sang đào tạo theo tín chỉ. Chính nhờ vậy mà nội dung các môn học trong hệ thống chương trình đào tạo của nhà trường luôn được đổi mới, các môn học đều có chương trình chi tiết, có nội dung bài giảng được thông qua tổ bộ môn. Nhà trường quan tâm đến việc tìm thêm nguồn tài liệu bổ sung cho thư viện nhằm phục vụ tốt nhu cầu học tập nghiên cứu.

Trường đã biên soạn đựợc 6 bộ chương trình đào tạo (Chương trình đào tạo Cao đẳng công nghệ kỹ thuật xây dựng dân dụng và công nghiệp, Cao đẳng Kế toán doanh nghiệp xây dựng, Cao đẳng Cấp thoát nước và môi trường, Trung cấp Công nghệ kỹ thuật xây dựng dân dụng và công nghiệp, Trung cấp Cấp thoát nước và môi trường, Trung cấp Kế toán doanh nghiệp), ngoài ra Bộ Xây dựng đã xây dựng 5 chương trình đào tạo Trung cấp nghề ngành xây dựng dùng chung cho các trường trong Bộ. Tất cả các môn học đều có giáo trình (do Bộ Xây dựng xuất bản), và đề cương bài giảng cho các môn học lý thuyết, thực hành, đáp ứng nhu cầu nghiên cứu học tập của giáo viên, sinh viên học sinh.

Để chuẩn bị cho giảng dạy và học tập ngay sau khi trường được nâng cấp lên thành trường đại học, trên cơ sở các chương trình đào tạo của hai Trường Đại học Kiến trúc của Bộ Xây dựng, Trường đã biên soạn và biên tập được ba bộ chương trình đào tạo trình độ đại học ba ngành: Kiến trúc công trình, Công nghệ Kỹ thuật Công trình Xây dựng, Công nghệ Kỹ thuật Tài nguyên nước.

b. Cơ sở II khu đất Phước Thọ tại phường 3, TP.Vĩnh Long với diện tích 69.339 mđã được UBND tỉnh Vĩnh Long phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 và đang làm thủ tục giao đất xây dựng . Hiện đề án xây dựng cơ sở vật chất khu này đã được Bộ Xây dựng phê duyệt tại văn bản số 1951/QĐ-KHTK ngày 06/10/2010 của Bộ Xây dựng về việc chủ trương đầu tư xây dựng cơ sở vật chất Trường CĐXD Miền Tây giai đoạn (2011-2015) và Đề án cơ sở vật chất giai đoạn 2011-2020.

Dự án đầu tư giai đoạn 1 đã được lập và đang trình Bộ Xây dựng phê duyệt dự án đầu tư và dự án sẽ được triển khai thực hiện vào năm 2011.

7. Đội ngũ giảng viên Trường Đại học Xây dựng Miền Tây

Đội ngũ giảng viên hiện có của trường cơ bản đáp ứng được nhiệm vụ đào tạo đại học khi Trường có quyết định thành lập. Nhà trường đang thực hiện kế hoạch xây dựng, phát triển đội ngũ giảng viên và có nhiều chính sách, chế độ ưu đãi cho đội ngũ giảng viên.

Tính đến tháng 9 năm 2011, tổng số cán bộ, viên chức và giảng viên cơ hữu của trường là 164 người, cán bộ quản lý và nhân viên 40, số giảng viên cơ hữu của trường là 124 người, trong đó có 1 tiến sỹ, 06 nghiên cứu sinh, 49 thạc sỹ, 18 giảng viên đang học cao học (chiếm tỷ lệ 56%), có 12 giáo viên dạy nghề.

Hiện tại nhà trường hợp đồng chính thức với 35 giảng viên có trình độ sau đại học, trong đó có: 01 Phó Giáo sư, Tiến sĩ; 12 Tiến sĩ; 22 Thạc sĩ đanggiảng dạy hướng dẫn các chuyên ngành của nhà trường.

8. Nguồn vốn đầu tư cơ bản:

Những năm qua, Trường Cao đẳng Xây dựng Miền Tây đã được Bộ Xây dựng đầu tư kinh phí để xây dựng và mua sắm trang thiết bị, cụ thể là:

- Trước tháng 10 năm 2005, Bộ Xây dựng đã đầu tư xây dựng 01 Nhà lớp học 3 tầng, 02 Nhà lớp học 4 tầng, Nhà thí nghiệm, Thư viện 3 tầng, Xưởng thực hành, 02 Ký túc xá 5 tầng với tổng mức đầu tư 33,527 tỷ đồng (tính theo giá năm 2010), Đầu tư mua sắm thiết bị là 4,067 tỷ đồng. Tổng cộng 37,549 tỷ đồng.

- Quyết định số 1953/QĐ-BXD ngày 20 tháng 10 năm 2005 của Bộ Xây dựng phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng Trường Đại học Xây dựng Miền Tây và Quyết định số 1531/QĐ-BXD ngày 28 tháng 12 năm 2007 về việc phê duyệt điều chỉnh dự án với tổng mức vốn đầu tư 61,36 tỷ đồng.

Để tiếp tục đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, khu học tập, thực hành và phát triển Trường Cao đẳng Xây dựng Miền tây trở thành Trường Đại học Xây dựng Miền Tây, Bộ Xây dựng đã phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng cơ sở vật chất Trường Cao đẳng Xây dựng Miền Tây giai đoạn 1 (2011-2015) và đề án đầu tư cơ sở vật chất giai đoạn 2011-2020 với tổng mức đầu tư là 303,97 tỷ đồng (Công văn số 1951/BXD-KHTC ngày 06 tháng 10 năm 2010).

Hiện tại dự án Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất Trường Đại học Xây dựng Miền Tây giai đoạn I (2011-2015) đã được Bộ Xây dựng phê duyệt tại quyết định số 985/QĐ-BXD ngày 29/10/2010 với tổng mức đầu tư xây dựng 75.822.000.000 đồng.

 

Toàn cảnh trường Đại học Xây Dựng Miền Tây hiện tại (Khu A)

 

Toàn cảnh Trường Đại học Xây dựng Miền Tây (Khu B - Phước Thọ)

Hội gia sư
  • Địa chỉ: Số 20B đường Phó Cơ Điều, Phường 3, Thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long
  • Điện thoại: 070.3.826.087
  • Email: mtu@mtu.edu.vn
  • Website: http://www.mtu.edu.vn/
Hội gia sư
  • Mã tỉnh: Đang cập nhật
  • Mã trường: MTU
  • Khu vực: Đang cập nhật

CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO

STT Bậc đào tạo Chuyên ngành đào tạo
1 Cao đẳng Kế toán
2 Cao đẳng Kỹ thuật công trình xây dựng
3 Cao đẳng Kỹ thuật tài nguyên nước
4 Đại học Kiên trúc
5 Đại học Kỹ thuật công trình xây dựng
6 Trung cấp nghề Cấp thoát nước
7 Trung cấp nghề Kế toán
8 Trung cấp nghề Xây dựng dân dụng
Hội gia sư   Hội gia sư
Hội gia sư
Hội gia sư