Tích cực thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc phát triển Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và sự nghiệp giáo dục, đào tạo nói riêng, đầu năm 2004, tại Cần Thơ, một số người có tâm huyết về sự nghiệp giáo dục đến từ thành phố Hồ Chí Minh và nguyên là cán bộ lãnh đạo Cần Thơ đã cùng bàn bạc kế hoạch thành lập một Trường Đại học tại thành phố Cần Thơ nhằm góp phần đào tạo nhân lực cho khu vực và địa phương. Sau khi phân tích, đánh giá nhu cầu đào tạo nhân lực hiện tại và tương lai của Khu vực ĐBSCL và Cần Thơ, hội nghị đã nhất trí đề xuất với Đảng và Nhà nước thành lập một trường đại học và lấy tên là Trường Đại học Tây Đô. Hội nghị đã đề cử Hội đồng sáng lập gồm có 8 người. Trong đó, Ông Lư Văn Điền làm Chủ tịch, ông Nguyễn Tiến Dũng, ông Nguyễn Tấn Lập làm Phó Chủ tịch và ông Nguyễn Phước Qúy Quang phụ trách Thư ký Hội đồng.
Sau hơn hai năm khẩn trương xúc tiến các thủ tục, Trường Đại học Tây Đô chính thức được thành lập vào ngày 09/03/2006 theo Quyết định số 54/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Trường hoạt động theo Quy chế tổ chức của trường Đại học tư thục. Trường Đại học Tây Đô là Trường Đại học tư thục đầu tiên của Vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Hiện nay, thành phố Cần Thơ và vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp theo hướng công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ và du lịch. Trường Đại học Tây Đô được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao những ngành đào tạo trọng điểm của vùng theo yêu cầu chuyển dịch kinh tế nói trên và những ngành xã hội có nhu cầu, những ngành thuộc các lĩnh vực ưu tiên chẳng hạn như: Du lịch, Xây dựng công trình, Tin học, Kỹ thuật điện – điện tử, Nuôi trồng thủy sản, Ngoại ngữ, Việt Nam học, Tài chính – Ngân hàng, Kế toán, Quản trị kinh doanh – Marketing… phần nào đã đáp ứng được mục tiêu “Đào tạo nguồn nhân lực cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và thành phố Cần Thơ nói riêng; Đào tạo theo nhu cầu xã hội” mà Nhà trường đã và đang nỗ lực để đạt được những kết quả ngày càng cao hơn.
* Về cơ cấu tổ chưc của Trường gồm:
I. Hội đồng Cố vấn gồm có 3 người:
1. Ông Lư Văn Điền, nguyên UVTW Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Cần Thơ - Chủ tịch
2. GS-TS Võ Tòng Xuân, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH An Giang - Ủy viên
3. Ông Võ Minh Cân, nguyên P. Bí thư Tỉnh ủy Cần Thơ - Ủy viên
II. Hội đồng quản trị (HĐQT) có 5 người:
1. TS. Nguyễn Tiến Dũng: - Chủ tịch HĐQT
2. ThS. Nguyễn Phước Qúy Quang: - P.Chủ tịch HĐQT
3. TS. Võ Khắc Thường: - P.Chủ tịch HĐQT
4. GS-TSKH. Nguyễn Tấn Lập: - Ủy viên
5. TS. Phan Văn Thơm: - Ủy viên
III. Ban Giám Hiệu có 3 người:
1. TS. Nguyễn Văn Quang - Q.Hiệu trưởng, phụ trách chung
2. TS. Nguyễn Tiến Dũng: - P.Hiệu trưởng, phụ trách tài chính và cơ sở vật chất
3. TS. Phan Văn Thơm: - P.Hiệu trưởng, phụ trách Công tác chính trị - QLSV
IV. Các phòng trực thuộc Trường: có 05 phòng
1. Phòng Tổ chức – Hành chính:
- Ông Lê Văn Sơn, Trưởng phòng.
- Luật sư Trần Hữu Xinh, Phó trưởng phòng
2. Phòng Đào tạo:
- Luật sư Nguyễn Văn Mừng, Trưởng phòng.
- Ông Lương Lễ Nhân, Phó trưởng phòng
- Ông Lê Phú Nguyên Hải, Phó trưởng phòng
3. Phòng Tài chính – Kế hoạch:
- ThS. Nguyễn Phước Qúy Quang, Trưởng phòng.
- Bà Phan Thị Kim Tuyến, Kế toán trưởng
4. Phòng Công tác Chính trị – Quản lý Sinh viên:
- Ông Nguyễn Văn Thuật, Phó Trưởng phòng, phụ trách chung
- ThS. Nguyễn Hà Quốc Tín, Phó Trưởng phòng.
5. Phòng Quản trị thiết bị:
- ThS. Nguyễn Phước Qúy Quang, Trưởng phòng.
- Bà Nguyễn Thị Xuân Tiền, Phó trưởng phòng
V. Trường hiện nay có 06 Khoa:
1. Khoa Cơ bản:
- TS. Nguyễn Văn Quang, Trưởng khoa
- ThS. Nguyễn Viết Hùng, Phó Trưởng khoa
2. Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh:
- PGS-TS Đào Duy Huân, Trưởng khoa
- ThS Trần Thị Thanh Phương, Phó trưởng khoa
- ThS Võ Minh Sang, Phó trưởng khoa
3. Khoa Sinh học ứng dụng:
PGS-TS. Nguyễn Văn Bá, Trưởng khoa
4. Khoa Kỹ thuật - Công nghệ:
- ThS. Trịnh Huề, Trưởng khoa
- ThS. Nguyễn Chí Thắng, Phó trưởng khoa
5. Khoa Ngữ văn:
- ThS Nguyễn Thị Diễm Thúy, Phó trưởng khoa – Phụ trách chung
- ThS. Tăng Tấn Lộc, Phó trưởng khoa
6. Khoa Đào tạo thường xuyên:
- ThS Trần Thị Thanh Phương, Phó trưởng khoa – Phụ trách chung
VI. Các Trung tâm trực thuộc Trường: có 03 trung tâm
1. TT Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục:
- PGS-TS. Nguyễn Văn Bá - Giám đốc
- ThS Lê Hoàng Lệ Thủy - Phó giám đốc
2. TT Ngoại ngữ:
- ThS. Nguyễn Thị Diễm Thúy - Giám đốc
3. TT Tin học:
- ThS. Trịnh Huề - Giám đốc
* Về Công tác Đào tạo:
- Trường Đại học Tây Đô là trường đào tạo đa ngành, đa hệ, đa bậc và tuyển sinh trong cả nước:
a) Trình độ đại học có 12 chuyên ngành.
b) Trình độ cao đẳng có 4 chuyên ngành.
c) Trình độ trung cấp có 7 chuyên ngành.
- Trường được phép đào tạo liên thông từ cao đẳng lên đại học: 4 chuyên ngành
- Hiện Trường có 04 Khóa s/v đang học: Với số lượng hơn 9.000 sinh viên, học sinh.
- Trường xác định mục tiêu đào tạo theo nhu cầu xã hội, đặt chất lượng đào tạo lên hàng đầu.
* Tình hình cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật và ngân sách cho đào tạo:
- Trường đã có 3 dãy giảng đường, phòng học gồm 30 phòng học, đáp ứng được nhu cầu đào tạo cho gần 6.000 sinh viên, học sinh trên diện tích 12,6 ha.
- Ngày 12/11/2009 vừa qua, Trường đã Khánh thành và đưa vào sử dụng khối phòng học chữ U có kết cấu 1 trệt 3 lầu với tổng diện tích 6.000m2 đưa vào sử dụng đáp ứng nhu cầu giảng dạy, học tập của tất cả các SV, HS đang theo học tại Trường. Đầu năm 2010, Trường sẽ xây dựng nhà cao tầng vừa là khu hành chánh, vừa là nơi học tập cho khoảng hơn 5.000 sinh viên, học sinh của Trường trong những năm tiếp theo. Nâng tổng số các phòng học, giảng đường đáp ứng được hơn 15.000 sinh viên, học sinh.
- Trường đã trang bị 06 phòng vi tính với gần 350 máy cho sinh viên, học sinh thực tập.
- Phòng thí nghiệm vật lý; Điện – điện tử và phòng thí nghiệm hóa-sinh và phòng thí nghiệm xây dựng cho sinh viên thực tập chuyên ngành.
- Trường đã đầu tư hai phòng thí nghiệm dược và một phòng thí nghiệm điều dưỡng phục vụ cho việc đào tạo ngành dược và điều dưỡng
- Trường đã đầu tư, trang bị thư viện có hệ thống mạng máy tính cho sinh viên, học sinh nghiên cứu, tham khảo tài liệu từ tài liệu sách, giáo trình và trên mạng internet. Đồng thời, đã thống nhất với Ban Giám hiệu Trường Đại học Cần Thơ về việc sinh viên, học sinh Trường Đại học Tây Đô được sử dụng thư viện điện tử của Trường Đại học Cần Thơ do Nhật Bản tài trợ.
- Trường đã có sân chơi thể thao cho sinh viên trên phần đất gần 02 ha.
- Trong thời gian tới, Trường tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học hiện đại để phục vụ cho kế hoạch đào tạo lâu dài của Trường.