Chi tiết địa điểm
Hội gia sư
Hội gia sư

Đại học Ngoại Ngữ - Đại học Đà Nẵng


Hải Châu - Đà Nẵng

Hội gia sư
Số lần xem: 1051 lượt

PGS.TS. Trần Văn Nam

Giám đốc ĐHĐN

Thành phố Đà Nẵng là trung tâm kinh tế - xã hội đóng vai trò động lực thúc đẩy sự phát triển của khu vực Miền Trung - Tây nguyên. Với vị trí vai trò quan trọng như vậy, Đà Nẵng đã được quan tâm đầu tư xây dựng cả về cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Trong đó giáo dục và đào tạo là một trong những lĩnh vực được tập trung đầu tư nhiều nhất và điển hình là Đại học Đà Nẵng.

 Đại học Đà Nẵng với sứ mạng là “Nơi hun đúc trí tuệ và tài năng vì sự phát triển của Miền Trung và Tây Nguyên”là đại học duy nhất ở Miền Trung-Tây Nguyên đào tạo kỹ sư đa ngành và cũng là nơi có nhiều kinh nghiệm nhất trong đào tạo cán bộ quản lý kinh tế trong khu vực (từ năm 1975). Hơn 30 năm qua, các Trường thành viên của Đại học Đà Nẵng đã cung cấp cho Miền Trung - Tây Nguyên lực lượng cán bộ trọng yếu cho hầu hết các ngành kinh tế và quản lý Nhà nước. Đến nay Đại học Đà Nẵng có các đơn vị thành viên:

 

  Trường Đại học Bách khoa

  Trường Đại học Kinh tế
  Trường Đại học Sư phạm
  Trường Đại học Ngoại ngữ
  Trường Cao đẳng Công nghệ
  Trường Cao đẳng Công nghệ thông tin
  Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum
  Khoa Y - Dược trực thuộc
  Viện Anh ngữ và 16 Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao CN.

 Hiện tại Đại học Đà Nẵng có trên 60.000 sinh viên (chính qui và không chính qui, đại học và sau đại học), 1600 cán bộ giảng dạy và phục vụ giảng dạy, thực hiện đào tạo 12 chuyên ngành tiến sỹ, 20 chuyên ngành thạc sỹ, 70 chuyên ngành đại học và 20 chuyên ngành cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp.

 Bên cạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực, với tư cách là một trung tâm khoa học, kỹ thuật, công nghệ ở miền Trung, Đại học Đà Nẵng đóng vai trò quan trọng trong nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, tư vấn chuyên môn... kịp thời giải quyết về những vấn đề nảy sinh trong sản xuất và đời sống ở khu vực Miền Trung và Tây Nguyên.

 Trước những yêu cầu bức bách của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của khu vực, sứ mạng của Đại học Đà Nẵng được cụ thể hóa như sau:

Đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao với phẩm chất chính trị và năng lực chuyên môn tốt nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đồng thời tuyển chọn, đào tạo và cung cấp nhân tài cho đất nước.

Gắn kết đào tạo với nghiên cứu khoa học, liên kết các hoạt động của nhà trường với sản xuất và các dịch vụ cộng đồng thông qua việc nghiên cứu ứng dụng và triển khai các tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ vào giảng dạy, học tập và đời sống cộng đồng.

Phấn đấu đưa Đại học Đà Nẵng thực sự trở thành một đại học nghiên cứu có uy tín hàng đầu của Việt Nam, được xếp hạng cao trong hệ thống giáo dục đại học của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và Thế giới, có mối giao lưu quốc tế rộng rãi trong đào tạo và nghiên cứu khoa học.

 Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, để đào tạo được lực lượng lao động có tính cạnh tranh cao, theo tinh thần Nghị quyết 33 của Bộ Chính Trị, Đại học Đà Nẵng chủ trương mở rộng qui mô đào tạo sau đại học kết hợp với phát triển nghiên cứu khoa học, nâng cao chất lượng đào tạo đại học chính qui và giảm dần qui mô đào tạo các hệ khác. Việc đào tạo nghề nghiệp đại trà cho số đông sẽ chuyển dần cho các cơ sở đào tạo ngoài công lập trong quá trình xã hội hóa giáo dục đại học.

 Để thực hiện chủ trương trên, Đại học Đà Nẵng đã vạch ra chiến lược phát triển của mình từ nay đến 2015 theo hướng Đại học nghiên cứu (Research Oriented University) nhằm xây dựng nhà trường thực sự trở thành một đại học nghiên cứu (Research University) vào năm 2020. 

 Với định hướng phát triển đó, trong bối cảnh nguồn lực đầu tư còn hạn chế, trong những năm qua, Đại học Đà Nẵng đã tập trung xây dựng các nhóm nghiên cứu-giảng dạy ở các chuyên ngành có thế mạnh. Việc tập trung đào tạo cán bộ trình độ cao và đầu tư có địa chỉ cho các nhóm nghiên cứu-giảng dạy này đã tạo nên những bước chuyển biến rất tích cực trong nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học nhờ kết hợp chặt chẽ giữa giảng dạy và nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ tại trường. Sử dụng nguồn vốn đầu tư tập trung không dàn trải để lần lượt nâng cấp từng chuyên ngành sẽ giúp cho Đại học Đà Nẵng phát triển vững chắc theo kế hoạch chiến lược đã đề ra.

 Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và mở rộng hợp tác quốc tế là hai hoạt động gắn kết chặt chẽ với công tác đào tạo tại Đại học Đà Nẵng. Các công trình nghiên cứu khoa học cơ bản, khoa học công nghệ mang tính ứng dụng thực tiễn, các bằng phát minh sáng chế của cán bộ giảng dạy, nghiên cứu tại Đại học Đà Nẵng đã góp phần đáng kể trong giải quyết những vấn đề đặt ra trong thực tế sản xuất và đời sống của nhân dân trong khu vực. Các hoạt động hợp tác quốc tế đã giúp cho Đại học Đà Nẵng đào tạo hàng trăm cán bộ giảng dạy các ngành, hỗ trợ việc tăng cường cơ sở vật chất phục vụ nghiên cứu khoa học và đặc biệt thông qua hoạt động này, Đại học Đà Nẵng đã nhanh chóng đổi mới chương trình giảng dạy cho phù hợp với xu thế phát triển hiện nay của thế giới. Đại học Đà Nẵng cũng là điểm đến học tập của sinh viên các nước trong khu vực.

 Đại học Đà Nẵng đang nỗ lực xây dựng cho mình một học hiệu chất lượng, phấn đấu trở thành một trong những đại học trọng điểm có uy tín hàng đầu ở Việt Nam, được xếp hạng cao trong hệ thống giáo dục đại học khu vực và thế giới.

Hội gia sư
  • Địa chỉ: 131 Lương Nhữ Hộc, TP Đà Nẵng
  • Điện thoại: (84-511) 3822041
  • Email: webmaster@ud.edu.vn
  • Website: http://www.ud.edu.vn/
Hội gia sư
  • Mã tỉnh: Đang cập nhật
  • Mã trường: DDF
  • Khu vực: Đang cập nhật

CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO

STT Bậc đào tạo Chuyên ngành đào tạo
1 Đại học Ngôn ngữ Anh văn
2 Đại học Ngôn ngữ Hàn Quốc
3 Đại học Ngôn ngữ Nga-Anh
4 Đại học Ngôn ngữ Nhật bản
5 Đại học Ngôn ngữ Pháp
6 Đại học Ngôn ngữ Thái Lan
7 Đại học Ngôn ngữ Trung Quốc
8 Đại học Quốc tế học
9 Đại học Sư phạm Anh văn
10 Đại học Sư phạm Pháp văn
11 Đại học Sư phạm tiếng Trung Quốc
Hội gia sư   Hội gia sư
Hội gia sư
Hội gia sư