Chia sẽ kinh nghiệm |   |
Học sinh chán môn văn trong nhà trường
Theo TS Chu Văn Sơn, chưa bao giờ học sinh chán môn văn như hiện nay. Nếu như văn không phải môn bắt buộc thi tốt nghiệp, có thể số học sinh lựa chọn còn ít hơn sử. Phát biểu tại hội thảo Đổi mới kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn trong trường phổ thông, TS Chu Văn Sơn (khoa Văn, ĐH Sư phạm Hà Nội) chia sẻ, do có dịp được đi khắp đất nước, được dự nhiều giờ giảng, nên cảm thấy rất lo ngại về tình trạng dạy và học văn hiện nay. "Tôi bi quan nghĩ liệu tình trạng dạy văn có giống sử không? Có năm không thi môn sử, học sinh đã xé vở ôn thi rải trắng sân trường, giả định nếu không thi môn văn, có thể học sinh còn hò reo hơn thế", thầy Sơn chua xót nói. Theo ông, hiện nay chúng ta đang sống trong tình trạng dạy và học văn đầy nghịch lý. Chưa bao giờ người dạy văn Việt Nam được trang bị nhiều kiến thức, phương pháp, được sự hỗ trợ bởi những phương tiện tối tân, đặc biệt là những phương tiện gắn liền với công nghệ thông tin như bây giờ. Đáng ra với điều kiện đó, chất lượng học văn phải cao hơn, học trò yêu văn hơn. Nhưng nghịch lý là chưa bao giờ học sinh chán học văn như bây giờ. "Nguyên nhân khách quan nằm ngoài nỗ lực của Bộ và những người dạy văn. Đó là do sự lên ngôi của công nghệ giải trí, kéo theo công nghệ nghe nhìn, làm văn hóa nghe nhìn chiếm ưu thế, văn hóa đọc bị suy giảm, dẫn tới học sinh không thích học văn", thầy Sơn phân tích. Một nguyên nhân nữa xuất phát từ việc con người ngày nay dường như thực dụng hơn trước. Con cái định thi khối nào, trường gì, bố mẹ đều định hướng. Thực tế nhiều thầy cô dạy văn cũng không định hướng cho con thi vào Khoa văn bởi môn này không hứa hẹn gì về đời sống cao, công việc tốt. Trước thực trạng đó, Bộ Giáo dục có nỗ lực bao nhiêu thì cũng không cải thiện được. Một thực tế đáng buồn là học sinh không phải chán văn nói chung mà chỉ chán văn trong nhà trường. Ở bên ngoài, các em vẫn thích mua tạp chí, ấn phẩm liên quan đến văn. Thực trạng này nhà trường phải chịu trách nhiệm chính. Với kinh nghiệm hàng chục năm gắn với nghề dạy văn, thầy Sơn kiến nghị 6 giải pháp để thay đổi tình trạng nêu trên. Trước hết là cần thay đổi triết lý bộ môn. Hiện nay, khi xem văn là khoa học xã hội thì giáo viên chỉ tập trung nhồi kiến thức chứ không rèn giũa năng lực cho học sinh. Việc này cần điều chỉnh bằng cách xem văn là môn công cụ có tính nhân văn với mục tiêu chính là bồi đắp lòng nhân ái cho con người. Muốn có được điều đó, chương trình phải là sản phẩm được xây dựng trực tiếp dựa trên triết lý bộ môn đúng đắn. Sách giáo khoa cần được biên soạn ưu việt hơn, loại bỏ những tiêu chí ngoài văn. Điều quan trọng nhất là giáo viên phải thay đổi phương pháp giảng dạy bởi học sinh chán văn là do phương pháp của thầy cô còn lổn nhổn, chưa truyền được lửa cho các em. Cách kiểm tra đánh giá của giáo viên cũng chưa ổn bởi cách hiểu về năng lực chưa đúng, thậm chí còn hiểu nhầm giữa kỹ năng và năng lực. Kỹ năng là kỹ thuật, quy trình, còn năng lực thuộc về tố chất, kỹ năng là phương tiện để phát triển năng lực, nhưng kỹ năng không phải là năng lực. TS Sơn thẳng thắn thừa nhận việc học sinh chán văn một phần cũng do tâm của người dạy văn đã sa sút so với trước. Số giáo viên tâm đắc với nghề ngày càng ít, thay vào đó là những người đứng lớp với những lý do khác nhau khiến những giờ văn thiếu chất văn. "Trong lòng thầy cô không có lửa thì làm sao giờ văn có lửa, làm sao học sinh yêu văn?", thầy Chu Sơn đặt câu hỏi. Hoàng Thùy |
|
Tin liên quan |   |
Phương pháp học tiếng Anh hiệu quả Chắc hẳn các bạn đều đồng ý rằng, để học bất cứ kiến thức gì, hai yếu tố quan trọng nhất là phương pháp và tích lũy. Tiếng Anh hiện nay có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển nghề nghiệp của mỗi cá nhân. |
Học toán như thế nào – Jo Boaler HTN: Dưới đây là bản lược dịch bài giảng trực tuyến của Jo Boaler (đại học Stanford) trên Coursera. Bài giảng có ba phần do Trần Quang Nghĩa gửi đến Học Thế Nào. |
Vui buồn nghề gia sư Gia sư là nghề được đông đảo sinh viên lựa chọn làm thêm. Nhiều người nhìn vào cứ nghĩ đây là việc làm thêm nhàn hạ. Tuy nhiên, chỉ có người trong cuộc mới hiểu được nỗi nhiêu khê chẳng khác gì phận “làm dâu trăm họ” khi nhận công việc này… |
Tự học – một phương pháp học tập cơ bản của sinh viên Chỉ có thể bằng con đường tự học sinh viên mới có thể học hỏi được điều gì đó. Nhiệm vụ duy nhất của Nhà trường là tạo thuận lợi cho quá trình tự học. Nếu như không làm được điều này, Nhà trường sẽ đánh mất ý nghĩa tồn tại của mình. |
9X đạt điểm IELTS 8.0 nhờ cách học lạ Học lực bình thường, không qua một trung tâm luyện thi nào nhưng với niềm yêu thích và bí quyết lạ lẫm, Trần Thế Thông (18 tuổi) đã đạt mức điểm IELTS 8.0. |
Học sinh chán môn văn trong nhà trường Theo TS Chu Văn Sơn, chưa bao giờ học sinh chán môn văn như hiện nay. Nếu như văn không phải môn bắt buộc thi tốt nghiệp, có thể số học sinh lựa chọn còn ít hơn sử. |
Cách dạy và học Sử tại Anh Tôi là giáo viên Sử ở Anh khoảng 20 năm, dạy cho học sinh từ 11 đến 18 tuổi. Sáu năm gần đây, tôi chủ yếu dạy ở các trường cao đẳng. |
Rèn chữ viết cho học sinh tiểu học Chúng ta đang ở trong một thời đại mới, thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thời đại thông tin bùng nổ, mọi người thường ngồi với chiếc máy vi tính của mình để soạn thảo một văn bản thay vì cầm bút viết trên giấy. Việc rèn chữ viết của mọi người bị chìm vào quên lãng. |
Thủ khoa phố núi chia sẻ bí quyết luyện thi qua mạng (Dân trí) - Đỗ thủ khoa khối A1 Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội với điểm số 28 điểm, em Vũ Hoài Sơn (học sinh lớp 12 Chuyên Anh, Trường THPT Chuyên Nguyễn Du, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) cho biết phần lớn thời gian em dành để ôn thi qua mạng. |
“Phương pháp dạy của trường Lương Định Của rất hay” (Dân trí) - “Cách học nhóm của trường Lương Định Của chỉ là cách thức tổ chức lớp phù hợp với một số tiết học thôi, chứ đó không phải là cách dạy mới. Tuy nhiên, phương pháp giảng đó rất hay và nhìn hình ảnh đó bảo các em mỏi cổ, không hẳn”. |
Tin mới |   |